Những năm gần đây tình trạng tai nạn giao thông xảy ra do sử dụng rượu, bia và chất kích ngày càng gia tăng. Để giảm thiểu và hạn chế tối đa các vụ tai nạn do sử dụng rượu bia, nhà nước đã đưa ra các mức xử phạt nồng độ cồn xe máy nặng hơn như phạt hành chính, tịch thu bằng lái… Hy vọng rằng với mức xử phạt nghiêm này, người tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy sẽ có ý thức hơn để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Mục Lục
Tìm hiểu nồng độ cồn là gì và phương pháp đo nồng độ cồn như thế nào?
Nồng độ cồn chính là phần trăm rượu, bia hay gọi chung là ethanol có trong máu và hơi thở con người. Khi chúng ta sử dụng rượu hoặc bia thì ethanol sẽ được dạ dày, ruột non hấp thụ đưa vào máu, sau đó lan ra khắp cơ thể và cả phổi. Nếu hàm lượng này vượt mức cho phép thì khiến cho người sử dụng không còn tỉnh táo, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếng.
Tại Việt Nam lực lượng cảnh sát giao thông sẽ có một máy đo nồng độ cồn chuyên dụng, đã được kiểm định. Chỉ cần thổi vào máy sẽ cho kết quả chính xác ngay lập tức, nên không ai có thể qua mặt được.
Các mức phạt nồng độ cồn xe máy theo quy định.
Có 3 mức độ xử phạt nồng độ cồn xe máy, mỗi mức phát được đưa ra dựa theo nồng độ cồn trong máu và nồng độ cồn trong khí thở.
Xử phạt mức độ 1
Nồng độ cồn có trong máu hoặc hơi thở chưa vượt ngưỡng 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Đây là mức độ vi phạm nhẹ nhất, căn cứ vào điểm C khoản 6 điều 6 và điểm đ khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-Cp quy định:
+ Phạt hành chính từ 2 đến 3 triệu đồng đối với người có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở chưa vượt ngưỡng 50 miligam trong máu và 0,25 miligam trong hơi thở.
+ Tước giấy phép lái xe từ 10-12 tháng
Với mức độ vi phạm này thì mức phạt vẫn chưa quá cao nhưng đã đủ sức răn đe người tham gia giao thông nên tình trạng sử dụng rượu bia giảm rất nhiều.
Xử phạt mức độ 2
Nồng độ cồn có trong máu hoặc hơi thở từ 50 đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Với mức độ vi phạm này mức xử phạt tăng lên, căn cứ vào điểm C khoản 7 điều 6 và điểm E khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
+ Phạt tiền từ 4 đến 5 triệu đồng với những người điều khiển xe máy tham gia giao thông mà nồng độ cồn trong máu từ 50-80 miligam trong máu và 0,25-0,4 miligam trong hơi thở.
+ Tước giấy phép lái xe từ 16-18 tháng.
Xử phạt mức độ 3
Nồng độ cồn có trong máu hoặc hơi thở vượt ngưỡng 80 miligam/100 mililit máu hoặc 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đây là mức xử phạt nặng nhất đối với người điều khiển xe máy tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn. Căn cứ vào điểm E khoản 8 điều 6 và điểm G khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
+ Phạt tiền từ 6 đến 8 triệu đồng với những người điều khiển xe máy tham gia giao thông mà nồng độ cồn trong máu quá ngưỡng 80 miligam trong máu và 0,25-0,4 miligam trong hơi thở.
+ Tước giấy phép lái xe theo quy định từ 22 – 24 tháng.
Từ khi nhà nước đưa ra mức xử phạt nồng độ cồn xe máy thì số vụ tai nạn giao thông do rượu bia gây ra đã giảm rất đáng kể. Trong nửa đầu năm 2021 số người bị phạt do sử dụng rượu bia tham gia giao thông cũng giảm rất nhiều, đây là một động thái rất tích cực đối với giao thông đường bộ Việt Nam. Sử dụng rượu bia không phải là xấu, sử dụng rượu bia không đúng lúc đúng chỗ mới là xấu. Bởi vậy người tham gia giao thông tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, vừa để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình cũng tránh gây tai nạn cho người khác.