Thẻ tín dụng bị khóa có thể gây ra sự phiền toái và lo lắng, đặc biệt là khi khách hàng cần sử dụng thẻ trong các tình huống quan trọng. Ngay trong bài viết này, cùng MB Bank tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý thẻ tín dụng bị khóa hiệu quả nhất.
Mục Lục
Tại sao thẻ tín dụng bị khóa?
Thẻ tín dụng bị khóa có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Mục đích chính của việc khóa thẻ này là để ngân hàng có thể tăng tính bảo mật thẻ cũng như bảo vệ các thông tin của chủ thẻ. Dưới đây là một số lý do phổ biến khiến thẻ tín dụng bị khóa:
Điền sai mã PIN nhiều hơn 3 lần
Đa số các ngân hàng/đơn vị tài chính quy định chủ thẻ chỉ được phép nhập mã PIN tối đa 3 lần cho mỗi giao dịch để ngân hàng có thể bảo vệ an toàn và quyền lợi tối đa cho chủ thẻ. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bạn nhập sai mã PIN thẻ tín dụng quá 3 lần sẽ bị khóa thẻ tự động.
Điền sai mã PIN nhiều hơn 3 lần làm thẻ tín dụng bị khóa
Không thanh toán số dư nợ đầy đủ
Đây là lý do phổ biến nhất khiến thẻ tín dụng bị khóa. Thông thường, bạn sẽ có từ 45 – 55 ngày miễn lãi, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có từ 15 – 25 ngày kể từ ngày sao kê để thanh toán số dư nợ cho ngân hàng.
Nếu chủ sở hữu thẻ không thanh toán số tiền tối thiểu cần thiết hoặc không thanh toán số dư nợ đúng hạn, ngân hàng sẽ tiến hành khóa thẻ cho đến khi tình trạng nợ được giải quyết để bảo vệ khoản vay của họ.
Có giao dịch bất thường
Ngân hàng thường xuyên kiểm tra bằng hệ thống giám sát để phát hiện các giao dịch bất thường trên thẻ của bạn. Ví dụ: giao dịch khống, giao dịch ở nước ngoài, giao dịch với số tiền lớn bất thường, v.v. Nếu nghi ngờ có gian lận, ngân hàng có thể khóa thẻ để bảo vệ tài khoản của bạn.
Ngân hàng khóa thẻ để bảo vệ tài khoản của bạn
Thẻ để quá lâu nhưng không được sử dụng
Một số ngân hàng có quy định cụ thể về thời gian sử dụng tối thiểu cho thẻ tín dụng. Nếu bạn không sử dụng thẻ trong một thời gian dài (thường là từ 6 tháng đến 1 năm), ngân hàng có thể khóa thẻ để quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, việc khóa thẻ cũng giúp chủ thẻ tránh bị mất các loại phí thường niên.
Thẻ hết hiệu lực nhưng chưa được gia hạn
Mỗi thẻ tín dụng đều có thời hạn sử dụng nhất định (thường là 3 đến 5 năm). Vì thế, nếu qua mốc thời gian này, thẻ sẽ tự động bị khóa và bạn cần phải đổi thẻ mới. Thời hạn sử dụng thẻ được in rất rõ trên mặt thẻ, bạn cần lưu ý đến mốc thời gian này để tiến hành làm lại thẻ trước khi bị khóa, tránh bị gián đoạn các tiện ích và ưu đãi mà thẻ mang lại.
Bị khóa thẻ do thẻ hết hiệu lực nhưng chưa được gia hạn
Cách xử lý thẻ tín dụng bị khóa nhanh chóng, hiệu quả
Nếu bạn đang gặp vấn đề thẻ tín dụng bị khóa thì cũng đừng quá lo lắng. Dưới đây là cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả. Tham khảo ngay nhé!
Liên hệ với ngân hàng để được hỗ trợ mở thẻ
Nếu bạn bị khóa thẻ vì những nguyên nhân nhập sai mã PIN, có giao dịch bất thường, thẻ để quá lâu không sử dụng và thẻ hết hiệu lực thì hãy nhanh chóng liên hệ với ngân hàng qua số hotline để được hỗ trợ mở thẻ.
Bạn cần mô tả chi tiết về tình trạng của thẻ để nhân viên có thể hỗ trợ bạn tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể mang thẻ đến phòng giao dịch/chi nhánh ngân hàng để được hướng dẫn phương án xử lý phù hợp nhất.
Cần liên hệ ngân hàng để được hỗ trợ
Thanh toán đầy đủ toàn bộ số dư nợ quá hạn
Trong trường hợp thẻ tín dụng bị khóa do quá hạn thanh toán số dư nợ thì bạn cần thanh toán toàn bộ số tiền đã sử dụng để ngân hàng xem xét và mở lại thẻ tín dụng cho bạn. Còn nếu thẻ tín dụng bị khóa vĩnh viễn, bạn phải tiến hành đăng ký mở thẻ tín dụng mới nhưng thủ tục sẽ khó khăn và rườm rà hơn rất nhiều.
Một số lưu ý khi sử dụng để thẻ tín dụng không bị khóa bất ngờ
Để không gặp tình trạng thẻ tín dụng bị khóa bất ngờ, khách hàng cần chú ý vấn đề như sau:
- Không được tiết lộ mã PIN, số thẻ, số CVV hoặc thông tin thẻ cho bất kỳ ai, kể cả người thân hay nhân viên ngân hàng.
- Thanh toán đầy đủ dư nợ thẻ tín dụng hàng tháng: Việc thanh toán đúng hạn và đầy đủ sẽ giúp bạn xây dựng lịch sử tín dụng tốt và tránh bị khóa thẻ. Nếu bạn không thể thanh toán đầy đủ số dư nợ, hãy thanh toán số tiền tối thiểu theo quy định trước ngày đến hạn.
- Kiểm tra sao kê tài khoản thẻ tín dụng thường xuyên: Sao kê tài khoản sẽ giúp bạn theo dõi các giao dịch và phát hiện sớm các giao dịch bất thường. Nếu bạn nghi ngờ có giao dịch gian lận trên thẻ của mình, hãy liên hệ ngay với ngân hàng để được hỗ trợ.
- Nên sử dụng thẻ ít nhất 6 tháng 1 lần để tránh bị khóa thẻ.
- Tuyệt đối không được thực hiện các hành vi gian lận như rửa tiền, khủng bố, giả mạo, giao dịch khống và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Nên sử dụng thẻ ít nhất 6 tháng 1 lần để tránh bị khóa thẻ
Lời kết
Thẻ tín dụng bị khóa xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, các bạn đừng quá lo lắng, hãy giữ bình tĩnh để có thể xử lý việc này nhanh chóng. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể nắm rõ các nguyên nhân và cách xử lý thẻ tín dụng bị khóa hiệu quả. Nếu còn thắc mắc gì khác đừng ngần ngại liên hệ với MB Bank qua hotline 1900 545426 để được giải đáp cụ thể nhé!