Trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại hiện nay, bảo lãnh thanh toán là phương thức được sử dụng ưu tiên số một. Vậy bảo lãnh thanh toán là gì? Trong nội dung dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ về nó nhé.
Mục Lục
Bảo lãnh thanh toán là gì?
Để hiểu hơn về bảo lãnh thanh toán, trước hết ta cần hiểu thế nào là “ bảo lãnh”.
Quy định tại điều 335 trong Bộ Luật dân sự 2015 như sau:
“Bảo lãnh là việc bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện trách nhiệm thay cho bên được bảo lãnh nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận”.
Nói một cách dễ hiểu, “bảo lãnh thanh toán là gì”, đó là một cam kết bằng văn bản giữa bên bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh khi đến kỳ hạn mà họ chưa hoàn thành đúng, đủ nhiệm vụ thanh toán.
Trong đó:
- Bên bảo lãnh: Là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng có giấy phép hoạt động của ngân hàng, hay gọi là bên thứ 3.
- Bên được bảo lãnh: Là bên thuê dịch vụ, người mua hàng… là bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thanh toán được ký kết trong thương mại nội địa hay quốc tế.
Mục đích sử dụng của bảo lãnh thanh toán là gì?
Nhằm giảm thiểu rủi ro về thanh toán tiền hàng cho người bán hàng hay xuất nhập khẩu mà bảo lãnh thanh toán luôn được đưa lên hàng đầu. Vì vậy, trong hoạt thương mại nội địa hay quốc tế không thể thiếu thủ tục bảo lãnh thanh toán.
Nó còn giúp gia tăng triển vọng thành công trong việc ký kết các hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ với đối tác doanh nghiệp.
Hiểu rõ “bảo lãnh thanh toán là gì” giúp bạn gia tăng mức độ tin cậy với các đối tác bán hàng trong các giao dịch mua bán trả chậm.
Bảo lãnh thanh toán chính là lựa chọn thông minh để đảm bảo thanh toán số hàng hóa cho người bán hàng nếu đối tượng mua hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn cho phép.
Nắm vững quy định về bảo lãnh thanh toán của ngân hàng
Giống như các loại bảo lãnh khác thì bảo lãnh thanh toán có quy định chung như sau:
Tùy thuộc vào mỗi thỏa thuận giữa hai bên mà bên bảo lãnh sẽ đưa ra cam kết thực hiện thanh toán một phần hoặc toàn bộ giá trị của hợp đồng cho bên được bảo lãnh.
Bảo lãnh thanh toán sẽ không giới hạn phạm vi khoản tiền sẽ chi trả. Nó chỉ được giới hạn số tiền nêu rõ trên chứng thư bảo lãnh thanh toán.
Có thể hiểu, bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh với giá trị tối đa được ghi rõ trên chứng thư, dù là tiền lãi hay tiền phạt,…
Một điều nữa, bạn có thể áp dụng biện pháp đảm bảo bằng tài sản hoặc tiền mặt trong bảo lãnh thanh toán. Việc này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên liên quan.
Điều kiện với bên được bảo lãnh phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Đối với trường hợp, người được bảo lãnh chết hoặc tổ chức được bảo lãnh phá sản thì bảo lãnh thanh toán sẽ không còn hiệu lực.
Thủ tục bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng cần lưu ý những gì?
Một số trường hợp, các doanh nghiệp đã hiểu bảo lãnh thanh toán là gì nhưng khi muốn thực hiện bảo lãnh, doanh nghiệp lại băn khoăn không biết cần những giấy tờ gì trong bộ hồ sơ trình xét duyệt bảo lãnh. Hãy lưu về ngay những “hành trang” không thể thiếu trong thủ tục bảo lãnh ngân hàng.
Thủ tục bảo lãnh thanh toán ngân hàng bao gồm các bước dưới đây:
Bước 1: Phát sinh yêu cầu về việc cung cấp bảo lãnh thanh toán của các bên tham gia ký kết hợp đồng doanh nghiệp, thương mại.
Bước 2: Bên được bảo lãnh sẽ phải cung cấp hồ sơ đề nghị mở bảo lãnh cho ngân hàng. Bộ hồ sơ cơ bản gồm:
- Đơn đề nghị mở bảo lãnh mẫu theo ngân hàng.
- Hồ sơ pháp lý có hiệu lực của doanh nghiệp.
- Hồ sơ tài chính cũng như tài sản đảm bảo.
- Hợp đồng thương mại đạt tiêu chuẩn.
Bước 3: Dựa trên hồ sơ được khách hàng cung cấp, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định theo các yếu tiêu chí tiên quyết như: tính khả thi, yếu tố pháp lý, năng lực thực hiện của bên được bảo lãnh, tài sản đảm bảo.
Theo các tiêu chí nêu trên, nếu bên được bảo lãnh đáp ứng đầy đủ yêu cầu của ngân hàng, bảo lãnh thanh toán sẽ được mở đối với hợp đồng thương mại đã được ký kết theo thỏa thuận 2 bên.
Bước 4: Ngân hàng cung cấp thư bảo lãnh và hợp đồng thỏa thuận mở bảo lãnh giữa các bên liên quan trong hợp đồng.
Bước 5: Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết, ngân hàng sẽ thực hiện trách nhiệm thanh toán sau khi nhận được yêu cầu thanh toán từ phía bên nhận bảo lãnh.
Bước 6: Ngân hàng sẽ thông báo bên được bảo lãnh cần hoàn tất nghĩa vụ thanh toán về trả gốc, lãi, các khoản phí phát sinh.
Trên đây là những chia sẻ, giải đáp thông tin về khái niệm bảo lãnh thanh toán là gì? Mong rằng đây sẽ là những thông tin, kiến thức tài chính hữu ích cho các bạn áp dụng trong hoạt thương mại ngày nay.