Trong mỗi chúng ta, chắc hẳn ai cũng tham gia giao thông mỗi ngày. Tuy nhiên bạn có biết rõ về các loại phương tiện giao thông? Quy định về ưu tiên khi tham gia giao thông với mỗi loại xe và khung hình phạt khi xảy ra tai nạn, va chạm là như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn phân loại phương tiện giao thông đường bộ chi tiết và dễ hiểu nhất để có thể xử lý nhanh các tình huống phát sinh khi tham gia giao thông nhé!.
Các loại phương tiện giao thông đường bộ theo quy định
Theo như quy định về giao thông đường bộ thì các loại phương tiện giao thông được phân làm 2 nhóm chính:
+ Nhóm thứ nhất: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, trong các tài liệu gọi tắt là xe cơ giới
+ Nhóm thứ hai: Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, trong các tài liệu gọi tắt là xe thô sơ
Xe cơ giới bao gồm: các loại xe ô tô từ 4 bánh trở lên, máy kéo, xe rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bằng xe ô tô hoặc máy kéo, xe mô tô hai và ba bánh, các loại xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự khác.
Xe thô sơ: đúng như tên gọi của nó thì sẽ gồm những xe ít công nghệ và máy móc bao gồm xe đạp (bao gồm tất cả các xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn của người khuyết tật, xe sử dụng động vật kéo như xe ngựa, xe bò…
Phương tiện giao thông đường bộ và Phương tiện tham gia giao thông đường bộ có giống nhau hay không?
Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, nhưng rất nhiều người vì chưa tìm hiểu hoặc không hiệu luật giao thông đường bộ đã đánh đồng hai khái niệm này là một. Theo khoản 21 điều 3 Luật giao thông đường bộ thì phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm các loại phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
Xe máy ở đây không phải là xe máy chúng ta hay đi hàng hay mà là xe máy chuyên dùng như xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, các loại xe máy đặc chủng phục vụ cho an ninh, quốc phòng, sự kiện đặc biệt.
Vì vậy phương tiện tham gia giao thông đường bộ có nghĩa rộng lớn hơn bao gồm phương tiện giao thông đường bộ. Khi học luật giao thông hoặc khi tham gia giao thông phải phân biệt rõ hai khái niệm này.
Những điều kiện để phương tiện có thể được lưu thông trên đường bộ
Cũng giống như sản phẩm khi tới tay người tiêu dùng phải có những điều kiện và tiêu chuẩn về chất lượng cụ thể, các loại phương tiện giao thông muốn được lưu thông trên đường bộ cũng phải đáp ứng được những điều kiện mà luật giao thông đường bộ quy định. Với các loại phương tiện giao thông đường bộ sẽ có những điều kiện như sau:
Xe ô tô phải đảm bảo được các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật, đặc biệt theo luật mới ô tô cần đảm bảo yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Xe ô tô phải có đủ các hệ thống hãm, hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
Theo quy định tại Việt Nam thì vô lăng phải nằm ở bên trái xe, khác với một số nước ở châu Á và châu Âu khi vô lăng nằm ở bên phải. Xe ô tô phải đầy đủ hệ thống đèn chiếu sáng gần và xa, đèn tín hiệu, đèn biển số.
Mỗi loại xe sử dụng đúng kích cỡ và tiêu chuẩn loại lốp theo quy định. Xe phải trang bị đầy đủ hệ thống gương chiếu hậu và các thiết bị đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển. Hệ thống còi, giảm thanh, tiếng ồn phải đạt tiêu chuẩn. Được đăng ký và đăng kiểm theo đúng quy định
Các xe thô sơ phải đáp ứng đảm bảo điều kiện an toàn giao thông đường bộ. Thời gian, phạm vi hoạt động phải tuân thủ theo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định ban hành.
Giống như các xe cơ giới thì xe máy chuyên dùng phải đảm bảo về chất lượng và an toàn kỹ thuật, đảm bảo các chỉ số về bảo vệ môi trường mới có thể lưu thông đường bộ.
Phải có đăng ký và gắn biển số riêng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nếu không thì không được tham gia lưu thông đường bộ.
Bài viết này đã chia sẻ rất chi tiết về phân loại các loại phương tiện giao thông đường bộ, các khái niệm phương tiện tham gia giao thông đường bộ, điều kiện để các phương tiện giao thông đường bộ có thể di chuyển lưu thông. Hy vọng mọi người sẽ nắm rõ được các vấn đề trên và tham gia giao thông một cách an toàn và đúng pháp luật nhất.