Chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3 là lời khuyên được truyền tụng trong dân gian từ bao đời nay. Đây là câu cửa miệng mọi người thường nói với nhau trước khi xuất hành. Vậy nguồn gốc của câu nói này bắt nguồn từ điển tích nào? Ý nghĩa ra sao? Hãy cùng tham khảo những đánh giá từ các chuyên gia để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục Lục
Câu nói chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3 có nguồn gốc từ đâu?
Có lẽ mỗi người đều biết đến câu nói chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3. Lời khuyên này được truyền tụng trong dân gian cho đến nay vẫn được người đời áp dụng theo. Trước mỗi chuyến đi đặc biệt là ngày đầu năm mới mọi người thường kiêng không đi vào ngày mùng 7 (Âm lịch) và về vào ngày mùng 3 (Âm lịch). Kiêng kỵ được hai ngày này sẽ tránh gặp phải xui xẻo, tai họa.
Nguồn gốc của câu nói này được các chuyên gia phong thủy nhận định bắt nguồn từ ngày Tam nương ở bên Trung Quốc. Đây là ngày xui xẻo, không may mắn trong công việc. Theo lịch Âm thì trong mỗi tháng sẽ có đến 6 ngày Tam nương: 3,7,13,18,22,27.
Theo tiếng Hán thì “Tam” nghĩa là 3, “Nương” nghĩa là phụ nữ. “Tam nương” có ý chỉ 3 người phụ nữ.
Tương truyền, trong dân gian có 3 người đẹp: Muội Hỉ, Đát Kỷ, Bao Tự. Họ đều là những người có sắc đẹp đến mức khiến cho các vị vua mê như điếu đổ. Vì các nàng mà bỏ quên chính sự dẫn đến họa diệt vong.
Chính vì những chuyện động trời này gắn liền với phụ nữ đã mang họa tới cho các triều đại. Vì thế, người đời cho rằng ngày này là ngày đại kỵ, làm việc thường hỏng, đi xa thường nguy hiểm.
Ý nghĩa ngày 3 ngày 7
Theo phong thủy, số 3 và số 7 là những số lẻ. Đây là con số đơn độc, bởi theo phong thủy số chẵn mới là có lộc, có đôi có cặp. Vì thế, nếu làm việc gì vào ngày này cũng dễ gặp xui xẻo.
Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian ngày này là ngày xấu nhưng thực tế rất nhiều người chọn làm việc lớn lại rất thành công. Điều này cho thấy, quan niệm chỉ tồn tại trên phương diện tâm linh. Con người không nên diễn giải thái quá mà chỉ nên cẩn trọng hơn trong những việc mình làm để đề phòng bất trắc.
Việc đánh giá ngày 3, ngày 7 có xấu hay không tùy thuộc vào tín ngưỡng và lòng tin của mỗi người. Những người quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” sẽ tránh những ngày này. Tuy nhiên, có những việc trong cuộc sống không thể dừng lại được thì để đảm bảo tốt nhất các bạn nên chủ động cân bằng mọi việc để hoàn thành một cách suôn sẻ.
Cách hóa giải ngày Tam nương theo phong thủy
Trong trường hợp bạn cần phải thực hiện những việc quan trọng mà vẫn còn lo lắng về ngày Tam nương thì cần phải thực hiện hóa giải. Đây là những phương pháp giúp bạn tránh được những kiếp nạn có thể xảy ra khi bắt đầu công việc:
Áp dụng phép “chế sát”
Trong phong thủy cơ chế này có nghĩa là sử dụng quan hệ tương khắc ngũ hành để khắc chế lại điềm hung để hóa lành. Ví dụ như:
- Nếu ngày xấu thuộc hành Thủy thì nên bắt đầu công việc vào giờ Thổ để có thể hóa giải.
- Nếu ngày xấu thuộc hành Hỏa thì nên bắt đầu với giờ Thủy để chế khắc lại Hỏa.
Áp dụng phép “hóa sinh”
Phương pháp hóa sinh tức là dùng quan hệ tương sinh trong ngũ hành để chế ngự lại điềm hung. Ví dụ như:
- Ngày xấu thuộc hành Kim thì lấy giờ Thổ để giải, vì Thổ sinh Kim.
- Ngày xấu thuộc hành Thủy thì lấy giờ Kim để hóa giải, vì Kim sinh Thủy.
- Ngày xấu thuộc hành Hỏa thì lấy giờ Mộc để hóa giải, vì Mộc sinh Hỏa.
Áp dụng phép “tị hòa”
Tị hòa tức là dùng quan hệ tương hòa trong ngũ hành để hóa giải những tương khắc giữa các ngày xấu. Ví dụ:
- Để hóa giải ngày xấu Âm Mộc thì dùng Dương Mộc
- Để hóa giải ngày xấu Âm Kim thì dùng Dương Kim….
Cũng giống như quy luật tương sinh, tương khắc bạn có thể sử dụng quy luật Âm – Dương ngũ hành để hóa giải. Ví dụ như:
- Âm Hỏa kết hợp cùng Dương Hỏa
- Âm Thổ kết hợp cùng Dương Thổ
Lúc này sự tương hòa giữa hai quy luật sẽ đồng điệu về đặc tính của các hành. Từ đó, dung hòa các trạng thái không hòa hợp với nhau.
Thay đổi người thực hiện
Nếu thực hiện những việc lớn trong ngày Tam nương mà không thể thay đổi được các bạn cũng có thể chọn cách “mượn tuổi” để hóa giải hung thành lành. Thực tế, các hóa giải này rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao.
Các bạn có thể nhờ người thuộc tuổi tam hợp với chủ nhà thay Mệnh cho người đại diện để thực hiện công việc. Với mục đích là hóa dữ thành lành. Hạn chế được những xui rủi khi thực hiện.
Chớ đi mùng 7 chớ về mùng 3 là quan niệm dân gian phổ biến. Cho đến nay vẫn còn những giá trị thiết thực trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc kiêng cữ không nên mù quáng. Hãy thận trọng trong mọi việc để vừa đảm bảo an toàn cho bản thân vừa hoàn thành công việc hiệu quả.