Muỗi là côn trùng rất nhỏ thường gặp nhưng lại là mối lo nguy hiểm của hầu hết các gia đình đặc biệt gia đình có trẻ em. Chúng tồn tại và truyền bệnh nhờ máu của con người khi đốt lên da, các virus nhiễm bệnh sẽ được truyền từ muỗi sang con người gây ra bệnh sốt xuất huyết, sốt rét nguy hiểm, hoặc thậm chí virus Zika, viêm não có thể dẫn đến tử vong. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu muỗi đực có hút máu không và cách phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm do muỗi làm vật chủ trung gian truyền bệnh.
Mục Lục
Đặc điểm sinh học của loài muỗi
Muỗi là loài sinh vật thuộc lớp côn trùng, chúng có đôi cánh có vảy nhỏ, thân cánh cứng cáp, thân mỏng nên dễ bay, các chân dài ngoằng. Kích thước các loài muỗi đa dạng thay đổi theo loài, tuy nhiên ít khi lớn hơn vài mm. Muỗi có thể bay với tốc độ 1,5 cho đến 2,5 km/h.
Muỗi đã tồn tại và phát triển khoảng 170 triệu năm trên hành tinh của chúng ta. Muỗi có khoảng 35 giống gồm Anopheles, Culex, Aedes, Sabethes, Wyeomyia, Culiseta,…
Muỗi thích sinh trưởng chủ yếu trong các nơi tối như đầm lầy, ao hồ hoặc chỉ cần các vũng nước đọng là có thể đẻ trứng xuống nước, sau đó trứng nở thành ấu trùng hay gọi là bọ gậy hoặc lăng quăng. Việc nghiên cứu muỗi đực có hút máu không mang đến những giải mã về di truyền học sinh sản của loài muỗi. Lăng quăng sống trong môi trường nước một thời gian rồi mới phát triển thành nhộng sau đó biến thái thành muỗi trưởng thành rồi bay lên khỏi mặt nước.
Nhiệt độ thích hợp thuận lợi cho muỗi sinh trưởng khoảng 20 cho đến 25 độ C. Vì vậy chúng thường xuất hiện ở các nơi nhiệt đới như Việt Nam, châu Phi. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và điều kiện môi trường sống như nhiệt độ, độ ẩm,…
Muỗi cái tồn tại được tối đa 2 tháng đối với một số loài, những loài khác sống ít hơn như muỗi Culex chỉ sống được 7 ngày, chúng sinh sản trung bình 3 ngày/ lần, còn vòng đời của muỗi đực ngắn hơn khoảng 10 ngày.
Muỗi đực có hút máu không
Nếu bạn đã tìm hiểu về tập tính muỗi thì hiển nhiên có thắc mắc rằng lý do muỗi cái đốt người ngược lại muỗi đực lại không.Trong khi đó cả muỗi đực và muỗi cái đều chủ yếu hút nhựa cây và hoa quả làm nguồn thức ăn chính nhưng cấu tạo vòi muỗi cái có dạng đặc biệt có thể đâm thủng tế bào da người và động vật nhằm mục đích hút máu.
Mục đích chính việc mỗi cái cần nạp thêm máu để có nguồn protein dồi dào để sinh sản ra trứng. Vì cần nguồn protein nhiều hơn bình thường để sinh sản nên muỗi cái cái xu hướng tăng động tìm kiếm nguồn máu từ con người và động vật nhiều hơn mặc dù thức thức ăn bình thường của chúng là nhựa cây. Nên bạn có thể thường thấy muỗi bu đậu lên cây.
Những bệnh nguy hiểm gây ra do muỗi đốt
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn mang virus Dengue gây ra. Nguyên nhân truyền bệnh chủ yếu do giống muỗi Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết có thể gây đau nhức cơ trầm trọng và rất nguy hiểm.
Sốt rét
Sốt rét gây ra bởi khi bệnh nhân bị muỗi Anopheles truyền bệnh. Bệnh rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời bởi ký sinh trùng Plasmodium mang đến từ muỗi nhiễm bệnh. Bệnh gây ra sốt cao, các triệu chứng sốt khác nhau và run người.
Virus Zika
Virus Zika là một loại bệnh truyền nhiễm phổ biến do muỗi là véc tơ truyền bệnh, chủ yếu bệnh xảy ra ở những khu vực nhiệt đới và cả cận nhiệt đới trên thế giới. Hầu hết những người bị nhiễm bởi virus Zika ít có dấu hiệu và triệu chứng nhận biết. Một số dấu hiệu và triệu chứng cơ bản có thể nhìn thấy bao gồm đau đầu, đỏ mắt.
Cách phòng tránh muỗi đốt
Ngăn chặn sự sinh sản của muỗi
Hạn chế ao tù nước đọng để giảm mức độ sinh sản của muỗi đến mức thấp nhất. Vì muỗi chỉ có thể đẻ trứng xuống nước để sinh sản nên việc dọn dẹp môi trường xung quanh giúp rất nhiều. Nuôi cá thả vào chum vại đựng nước để ngừa lăng quăng phát triển thành muỗi. Việc nghiên cứu muỗi đực có hút máu không mang lại sự hiểu biết cho chúng ta hơn về tập tính sinh sản của loài này.
Sử dụng tinh dầu thiên nhiên
Mặc dù phương pháp này không phải là phương pháp hiệu quả nhất vì tính khát máu của muỗi có thể tăng lên nhờ các virus truyền bệnh. Tuy nhiên, tinh dầu hoa oải hương, sả chanh,… cũng có tác dụng xua đuổi muỗi hạn chế được tình trạng muỗi đến gần con người.
Ngủ màn ở nơi có muỗi
Ở những nơi nhiều muỗi như vùng quê thì dễ mắc các bệnh như sốt xuất huyết do muỗi vằn gây ra. Ngủ màn là một biện pháp giúp hạn chế tổn thương do muỗi đốt nhỏ nhất có thể. Ở nông thôn rất phổ biến việc ngủ màn vừa ngăn chặn côn trùng không mong muốn vừa giảm tỷ lệ bệnh sốt xuất huyết.
Sử dụng máy bắt muỗi
Hiện nay, các máy bắt muỗi cũng phổ biến trong việc giảm số lượng muỗi tấn công người. Với giá thành hợp lý và phương pháp bắt muỗi đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả nhờ cơ chế ánh sáng tia cực tím giúp thu hút muỗi và sử dụng quạt gió để diệt muỗi.
Kết luận
Qua bài viết chúng ta cũng đã tìm hiểu được muỗi đực có hút máu không cũng như cách phòng tránh muỗi truyền các bệnh nguy hiểm. Các biện pháp phòng tránh muỗi đốt gây bệnh truyền nhiễm cũng nên được thực hiện để tránh mắc phải căn bệnh này.