Nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2005 với mục đích mang lại nguồn nước sạch cho thành phố. Đây là hạng mục hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch từ năm 2003 nhằm giải quyết các vấn đề ô nhiễm và lãng phí nguồn nước ngọt tự nhiên. Để hiểu thêm về nhà máy xử lý nước đã qua sử dụng tại Đà Lạt hãy đọc bài viết sau.
Một vài thông tin chung về nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt
Nhà máy xử lý nước Đà Lạt được khánh thành vào ngày 10 tháng 12 năm 2005, sau hai năm khởi công xây dựng (xây dựng vào năm 2003), theo chuẩn Châu Âu. Đây là nhà máy giúp xử lý nước thải đầu tiên của của Đà Lạt và là dự án có tổng đầu tư lên đến 321 tỷ VNĐ, do Việt Nam và Đan Mạch hợp tác.
Nhà máy nằm tại đường Kim Đồng, phường 6, thành phố Đà Lạt. Với diện tích xây dựng lên đến 6ha, nhà máy xử lý nước thải tại Đà Lạt có khả năng vận hành công suất lộc lên đến 7.400m3/ngày. Nguồn nước lọc đạt mức tiêu chuẩn B-TCVN.
Chức năng nhiệm vụ của nhà máy xử lý nước thải là nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước và hạn chế lãng phí nguồn nước ngọt tự nhiên… Nói một cách dễ hiểu, nhà máy xử lý nước thải sẽ giúp xử lý các loại nước thải sinh hoạt, nước tưới tiêu dư thừa… để nguồn nước đạt chuẩn cho phép trước khi chảy ra môi trường bên ngoài, nhất là các khu vực ao hồ, sông suối, thác nước…
Nâng cấp công suất xử lý nước thải – nhu cầu thiết yếu
Khi mới hình thành, nhà máy xử lý nước thải của Đà Lạt chỉ có thể phục vụ ở một số phường (Phường 1,2,6,8 và một phần phường 5). Nguyên nhân là do kinh phí đầu tư ban đầu chưa đáp ứng được quy mô cho toàn thành phố.
Ban đầu, nhà máy chỉ xử lý được với công suất 7.400 m3/ngđ, tương đương với lượng nước thải của khoảng 7.400 căn hộ cùng với 3800 công trình vệ sinh của các hộ dân tại thành phố này. Có thể nói, với tốc độ tăng trưởng chóng mặt ở những năm gần đây, nguồn cư dân đổ về thành phố lớn ngày càng đông, công suất xử lý này vô cùng thấp.
Do đó, một thực tế cho thấy, nhà máy xử lý nước thải của thành phố Đà Lạt quá tải và ngày càng tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng dân số của thành phố. Điều này thể hiện rõ ở việc cống rãnh nhiều nơi hôi thối, một thời gian rất dài các thác nước trong thành phố như Camry bị ô nhiễm nặng nề.
Năm 2015 dự án “Xây dựng mở rộng và nâng công suất nhà máy xử lý nước thải TP Đà Lạt” được triển khai. Đây là dự án do Công ty CP Kỹ thuật Seen thầu chính. Như tên gọi của dự án, mục đích là nhằm nâng tầm công suất giúp xử lý lượng nước thải của thành phố Đà Lạt.
Việc nâng tầm nhà máy xử lý nước thải lúc này là vấn đề vô cùng cần thiết nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nặng của thành phố. Lần nâng cấp này sẽ giúp nhà máy trong 24 tiếng xử lý được 12.400m3 nước thải. Ngoài ra, nhờ áp dụng công nghệ và kỹ thuật mới vào trong xử lý nước thải giúp nước đầu ra đạt tiêu chuẩn về vệ sinh và xử lý được khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cần thiết về nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt, đồng thời nêu được những nguyên nhân cấp thiết cần nâng cấp nhà máy xử lý nước thải một cách kịp thời. Hy vọng, không riêng gì Đà Lạt, các địa phương khác trong cả nước cần kịp thời xây dựng và nâng cấp thêm nhiều nhà máy xử lý nước thải để bảo vệ nguồn tài nguyên đang có nguy cơ suy giảm và cạn kiệt này.