Rửa lá trầu không khi mang thai là phương pháp làm sạch vùng kín dành cho các mẹ bầu. Phương pháp này được đánh giá cao bởi độ an toàn, hiệu quả và phổ biến. Dưới đây là phương pháp rửa âm hộ bằng lá trầu không đúng cách các chị em có thể tham khảo để bảo vệ vùng kín của mình trước các vi khuẩn gây hại.
Mục Lục
Có nên rửa lá trầu không khi mang thai hay không?
Chị em nên rửa lá trầu không khi mang thai. Đây là một kinh nghiệm dân gian đã được ứng dụng phổ biến và được nhiều chị em đánh giá cao về hiệu quả làm sạch. Sử dụng nước lá trầu không không những điều trị hiệu quả tình trạng viêm loét, viêm nhiễm, mà còn khắc phục tình trạng mẩn ngứa rất hữu hiệu.
Theo các nghiên cứu từ các chuyên gia y dược, lá trầu không có kháng sinh tự nhiên rất mạnh. Kháng sinh này có thể loại bỏ các virus, vi khuẩn: subtilis, coli, tụ cầu… vốn thường tồn tại trong khu vực âm đạo nữ giới.
Từ những kinh nghiệm dân gian và minh chứng khoa học, chúng ta có thể thấy rửa lá trầu không cho vùng kín khi mang thai là một việc làm đúng đắn mà chị em nên áp dụng. Hiệu quả làm sạch sẽ được chứng minh rõ rệt chỉ sau những lần rửa đầu tiên.
Tác dụng lá trầu không
Lá trầu không được gọi với tên khoa học là Piper betle L. Đây là loại cây dây leo, cành trụ, thường bén rễ tại các mấu. Lá trầu không mọc kiểu so le, có hình tìm, đầu nhọn và bề mặt nhẵn. Lá trầu không ưa ẩm, ưa sáng và thường phát triển mạnh vào mùa mưa.
Lá trầu không tươi chứa hàm lượng chính là nước, protein, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, vitamin B… Loại lá này rất tốt cho sức khỏe có thể kể đến:
Chữa các bệnh liên quan tới phụ khoa
Trong lá trầu không có chứa phenol – là hợp chất chống oxy hóa và kháng khuẩn vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, loại lá này còn có hàm lượng vitamin C, caroten cùng 36 nguyên tố vi lượng giúp làm sạch vùng kín và bảo vệ âm đạo luôn khỏe mạnh, tránh viêm nhiễm.
Hỗ trợ làm lành các vết thương
Hoạt chất chavicol, chất chống oxy hóa trong lá trầu không có tác dụng làm lành vết thương vô cùng hiệu quả. Các hoạt chất này đã được nghiên cứu với khả năng chống viêm, bảo vệ vết thương tránh nhiễm trùng.
Hỗ trợ giảm đau
Được biết đến với công dụng là loại thuốc giảm đau tự nhiên hữu hiệu. Lá trầu hỗ trợ cải thiện tình trạng bầm tím, trầy xước trên da. Cách thức hiện rất đơn giản, các bạn chỉ cần giã nát lá trầu đắp lên các vết thương hay đun lấy nước uống để có hiệu quả phù hợp.
Cách rửa vùng kín với lá trầu cho bà bầu
Mang thai là thời kỳ nhạy cảm, bất cứ tác động nào dù ngoài da hay bên trong đều tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho mẹ và thai nhi. Vì thế khi dùng lá trầu để rửa vùng kín các bạn cần học cách rửa sao cho đúng.
Các bước rửa vùng kín với lá trầu cho phụ nữ mang thai được thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch lá trầu rồi vò/giã nát lấy phần nước cốt.
- Bước 2: Pha nước lá trầu với nước loãng để rửa vùng kín.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể áp dụng lá trầu để xông hơi cho âm đạo, giúp làm sạch vùng kín. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa lá trầu không rồi giã/vò lấy phần nước cốt.
- Bước 2: Pha nước lá trầu với nước loãng và một chút muối sạch.
- Bước 3: Chờ cho nước bớt nóng thì sử dụng để xông hơi.
Trong quá trình rửa lá trầu không các mẹ bầu cần lưu ý:
- Làm sạch lá trầu trước khi rửa. Lựa chọn kỹ càng những lá trầu sạch, không bị sâu bệnh hay hóa chất.
- Khi vệ sinh vùng kín với nước trầu không nên thực hiện nhẹ nhàng. Không thụt rửa vùng kín khiến vi khuẩn di chuyển sâu vào bên trong, gây viêm nhiễm.
- Khi mang thai không nên lạm dụng cách xông hơi với lá trầu. Tần suất thực hiện phù hợp chỉ từ 2-3 lần/tuần. Việc lau rửa quá thường xuyên có thể khiến cho khu vực âm đạo bị khô và đau rát.
Rửa lá trầu không khi mang thai là phương pháp vệ sinh vùng kín an toàn hiệu quả trong thai kỳ. Các mẹ có thể áp dụng các phương pháp làm sạch kể trên để bảo vệ âm đạo luôn sạch vi khuẩn, mùi hôi và khô thoáng.